Thursday, September 11, 2014

Vị của hạnh phúc

Người duy nhất có thể làm bạn ngừng khóc chính là người đã làm bạn khóc …. ♥

 Sua may tinh hcm

Vút, bộp…

Trái banh bóng chuyền từ đâu bay tới nệm thẳng vào trán tôi đau điếng, hoa cả mắt, nhìn đâu cũng mờ mờ bảy sắc cầu vồng.
sua may tinh gia re
Chưa kịp hết đau, tôi trợn tròn mắt lên, dùng hết sức bình sinh, gào lên thật to:

- Ai mới ném banh đó?
 sua may tinh tan noi gia re

Cả sân thể dục ai cũng quay ngoắt lại nhìn tôi, mắt chữ A miệng chữ O. Chưa đến 2 giây một tên trông cũng cao to đẹp trai hiện diện ngay trước mặt tôi, miệng mấp máy câu gì đó tôi không nghe rõ. Nhưng cái mã ngoài đó cũng không ngăn được bản tính trẻ con đanh đá của tôi trỗi dậy.
sua may tinh tai nha
Chỉ nhớ là tên đó bị chân phải của tôi đá một phát vào ổng quyển cẳng chân, hắn ôm chân ngồi thụp xuống miệng ú ớ. Rõ ràng là đầu chưa suy nghĩ mà chân đã hành động. Cảm giác tội lỗi vừa kịp len lỏi vào xung thần kinh chưa kịp chạy dọc hết các mạch máu thì hắn đã đứng phắt dậy, mặt hằm hằm sát khí, ôm ngay quả bóng, giơ nắm đấm rồi vội thụt lại, nguýt một cái thật dài, bỏ đi. Chỉ trong tích tắc mà bao nhiêu hành động xảy ra làm tôi đứng chết trân, mất hết hồn vía.
 bao tri may tinh gia re

Mấy nhỏ con gái lớp tôi vội vàng chạy ra, đứa thì ngó theo đuôi thằng nhóc đó, hừ thằng nhóc đáng ghét, đứa thì lôi cái khăn lạnh ra lau mồ hôi cho tôi, xoa xoa chỗ bị ném banh đó. Đầu óc cứ mụ mị cả lên, tôi tức muốn điên người, dù đã trả đũa một cú đá nhưng trong lòng vẫn ấm ức vì cái liếc xéo của thằng nhóc đó.
lap rap may tinh gia re

Vừa về phòng tôi đã lấy ngay túi đá thật to chườm lên, ấy vậy nó chẳng đỡ còn sưng lên một cục rõ to đỏ ửng, làm tôi chẳng dám ra ngoài trà chanh cùng lũ bạn.
sua chua may in gia re

11 giờ tối, phòng kí túc 221.

Giờ này phòng chúng tôi vẫn sáng đèn thì chỉ với mục đích duy nhất là... chẳng phải siêng năng học hành gì đâu, sáu con vịt trời tụ tập chém gió thôi. Đứa thì nằm sấp người vắt vẻo trên tầng hai đưa cổ xuống, đứa thì ngồi gác chân lên giá đỡ hóng hớt, đứa thì nằm co ro ôm gối giữa giường. Sáu đứa chúng tôi mỗi đứa đến từ một tỉnh khác nhau, đứa thì tận dưới miền tây sông nước, hai đứa thì ở miền trung nắng gió, đứa từ trên mảnh đất đỏ cao nguyên, đứa xa nhất ở bắc trung bộ, còn lại tôi sống ngay tại Sài Gòn này.
bom muc gia re
Ngày tôi nộp đơn xin vào kí túc, ban quản lí cứ tròn xoe hai mắt, chắc họ nghĩ tôi không hâm thì cũng bất thường, sống ở nhà chẳng thích lại muốn vào nơi đông đúc, phức tạp. May là kí túc trường tôi mới xây thêm năm dãy, nếu không tôi cũng chẳng đến lượt được vào đây. Tôi muốn nếm thử cảm giác sống xa nhà, tự thân vận động, cơm cháo bệnh tật tự lo. Tuổi trẻ, bốc đồng và đường đột. Tuổi trẻ, không nếm trải thì đợi đến chừng nào?

Mấy đứa con gái chúng tôi mà ngồi túm tụm lại thì chủ yếu chỉ để bàn về mấy anh con trai. Nói một thôi một hồi chuyện trời chuyện đất, chuyện đại sự quốc gia an ninh chính trị thì chúng nó quay lại nói vụ scandal của tôi lúc sáng. Đúng thật, số tôi xui tận mạng nên hôm nay mới gặp thằng nhóc đó.

- Mày không biết gì thật à? Nó là hotboy của khoa Luật Dân sự đấy.
bom muc may in gia re

- Mày không biết thật á? Con gái khoa nó đổ không biết bao nhiêu vì cái tài chơi bóng chuyền, đẹp trai, học giỏi, ăn nói lưu loát của nó. – Mắt con bạn tôi chắc treo ngược trên cành cây rồi.

- Tên là Dương, nhỏ hơn mình một khóa đấy. À, nhưng mà lúc sáng chẳng phải nó ném banh trúng mày đâu, thằng bạn nó cơ. – Con bé người bắc nhanh nhảu thêm vào.

Ôi, thế ra tôi đá nhầm người à? Tôi vặn hết cỡ các dây thần kinh để nhớ lại vẻ mặt thằng nhóc lúc sáng. Ừ, mà thật, mặt nó ngơ ngơ ngáo ngáo chứ không phải gian manh như mấy đứa con trai láu cá kia. Lũ bạn tôi còn luyên thuyên hầm bà lằng nhằng đủ thứ nữa nhưng tai tôi cứ bịt bùng cả lên chẳng nghe thấy gì rồi chìm vào giấc ngủ hồi nào không hay.

- 4 giờ chiều nay có trận bóng chuyền giao hữu khoa mình với khoa Dân sự đó. Đi xem không mày?

- Ê, có thằng nhóc hotboy bị mày đá cho hôm trước đấy.

Mấy nhỏ bạn của tôi cười gian manh, làm cái răng khểnh của tôi chỉ muốn bay ra cắn cho tụi nó mấy phát.

- Ít ra cũng xin lỗi người ta một lời chứ. Mày làm cu cậu sém nữa hôm nay không chơi được đó. Công nhận mày là con gái mà chân khỏe ghê. Đanh đá như mày đứa nào dám yêu.

- Có nhầm không đó bà, người ta ngây thơ, hồn nhiên vô số tội, ngoan hiền nhất kí túc này nha hihi – Tôi đáp trả chưa dứt câu thì cả đám tụi nó vây quanh cù tôi cười nứt nẻ cả phòng.
 lap dat camera gia re

Con gái có niềm vui của con gái. Thật ra con gái chúng tôi cũng không rắc rối như các anh con trai nghĩ đâu, chỉ cần tinh ý một chút sẽ biết chúng tôi nghĩ gì, cần gì. Ở chung tập thể, mỗi người đến từ một gia đình khác nhau, một hoàn cảnh khác nhau, một nếp sống khác nhau chắc hẳn sao tránh khỏi những phức tạp, mâu thuẫn. Chúng tôi cố nhường nhịn nhau một tí, lâu lâu giận hờn nhau một chút rồi mọi thứ cũng đâu vào đấy. Một mai rời khỏi nơi này, mỗi người một nơi không biết chúng tôi đến bao giờ mới có được những ngày như thế này nữa ...

Khán đài trường tôi dường như quá nhỏ để chứa hết sinh viên của hai khoa đang lũ lượt kéo đến. Ở dãy thứ 3 bên khán đài B, mạn trái sân bóng đủ khuất để tôi có thể nhìn xuống mà không ngại người dưới sân có thể dễ dàng nhận ra. Dương cao nhỉnh hơn các bạn trong đội một chút thế nên được đứng ở vị trí cầu đập. Trong bộ quần áo thể thao nhìn Dương khỏe khoắn, chắc nịch. Tôi vẫn thường thích nhìn con trai mặc đồ thể thao, chơi thể thao. Những lúc đó cảm giác họ thật vững chãi, có thể để mình dựa dẫm tựa vào.

Sau tiếng tuýt còi của trọng tài, phát bóng đầu tiên được giao qua lưới. Bóng quất ngược lại liên tục, đường bóng trông đẹp mắt nhanh nhẹn. Mỗi đợt tấn công, Dương giơ tay cao lên đầu đập bóng để bóng bay nhanh và mạnh xuống phần sân đối phương. Đám con gái hò reo ầm ĩ, hú hét ầm cả sân. Tự dưng trong lòng lại có chút bực bội. Bọn con gái như thế có phải làm người chơi mất tập trung không chứ. Ô hay, mà sao tôi cứ mãi nhìn Dương trong khi đang ngồi cỗ vũ cho khoa tôi. Rõ ràng chỉ là cậu nhóc khóa dưới. Muốn bóc mẽ gì cơ chứ?

Sau 5 set, khoa tôi thua thảm hại. Sinh viên ra về trong tiếc nuối dù chỉ là trận giao hữu. Tôi cố tình nán lại một chút để gặp Dương nói lời xin lỗi nhưng rồi chẳng đủ can đảm khi Dương khoác vai cả đội bước ra khỏi nhà thi đấu.

Tối thứ 7, phòng tôi người thì về quê, người thì đi chơi, tôi dọn dẹp ít đồ dùng cá nhân rồi về nhà. Tay xách nách mang, nào quần áo, nào tập vở, trông tôi cứ như bà già đi chợ.

- Có cần người xách hộ không? - Giọng nam vang ngay sau lưng làm tôi giật bắn cả người. Thì ra là Dương, xuất hiện từ khi nào không rõ, vẫn trong bộ đồ thể thao lúc chiều. Tôi chưa kịp trả lời thì Dương đã giật phắt hai túi đồ trong tay.
 lap dat chong trom

- Xưng tên nhé. Dương. Khoa Dân sự. Còn ấy? Hơn 1 khóa thì phải?

- Hơn 1 khóa phải gọi là chị chứ?

- Hơn một khóa chứ có hơn tuổi không? Dương học trễ một năm.

- À, ra vậy.

Chúng tôi chỉ kịp trả lời nhau vài câu đã đến bãi giữ xe. Dương mới đi ăn mừng cùng đội bóng về. Bằng tuổi tôi nhưng là con trai, trông Dương to cao chắc nịch chứ chẳng nhỏ xíu như tôi. Chạy xe về đến nhà mới nhớ ra chưa nói với người ta lời xin lỗi. Con bé này, con bé này.

Hai tuần sau điện thoại tôi có tin nhắn từ một số lạ. “Tối 7h hẹn ở quán kem cổng sau trường nhé, không gặp không về”.

Tin nhắn gởi đi “Xin lỗi ai thế?” mà đợi mãi chẳng thấy trả lời. Dù lưỡng lự đi ở nhưng vốn tính tò mò, 6h45 tôi đã lết thết ra khỏi kí túc. Đang lơ ngơ trước quán kem thì Dương lại từ trên trời rơi xuống nói với từ sau lưng:

- Sao ấy không vào đi còn đứng đây.

- Ờ thì ...

- Không mang ví chứ gì, Dương mời đó, khỏi lo. - Đôi mắt nâu lại nheo nheo tinh nghịch như muốn chọc tức tôi.

Suốt hai năm đại học còn lại, thỉnh thoảng Dương gọi tôi đi ăn kem, lâu lâu tôi bảo Dương đi uống sinh tố. Xe hết xăng, Dương sang đón tôi đi học. Bột giặt hết, Dương nhờ tôi đi mua. Sinh nhật một trong hai đứa rủ nhau đi lòng vòng vincom ngắm đồ, ra quán trà chanh chém gió, Dương tặng tôi con gấu bông nhỏ, tôi tặng Dương quả bóng chuyền mới. Những tháng ngày đại học cứ qua đi như thế cho đến khi tôi làm lễ tốt nghiệp ra trường. Từ khi biết Dương, có một lần cậu ấy bảo có quen một bé học khóa dưới. Nhưng dường như chỉ được độ vài tháng thì chia tay. Cậu ấy bảo không hợp. Bên cạnh tôi là đủ, tình cảm đẹp thế này cứ trân trọng nhau. Hai con người, một nam một nữ dưới bao ánh mắt chọc ghẹo của bạn bè, chúng tôi tự giao kèo với nhau là mặc kệ mọi người, miễn là tình bạn giữa chúng tôi cứ mãi đẹp. Chẳng rõ Dương có nghĩ như tôi không? Hay do tôi tự huyễn hoặc như thế. Ngày tôi ra trường vẫn chưa nói được câu xin lỗi. Dương tiếp tục những tháng ngày học cuối cùng, tôi chật vật khắp thành phố kiếm việc làm. Mọi thứ đảo lộn cuộc sống của tôi, không còn là những tháng ngày đơn giản ăn học nữa, giữa chúng tôi dường như xa hơn một chút. Tôi tạm thời có một công việc trong văn phòng luật tư nhân. Rồi Dương làm lễ tốt nghiệp ra trường. Ngày Dương xách balo về Hà Nội, lòng tôi buồn man mác, hai kẻ hai phương trời, rồi sẽ gặp lại nhau nhưng cuộc sống sẽ chẳng thể để chúng tôi có lại những tháng ngày đẹp đẽ bên nhau. Dương hứa khi tìm được công việc sẽ thu xếp vào thăm tôi. Tôi hứa một ngày gần nhất sẽ ra thăm Dương. Gần 2000km không phải là khoảng cách địa lí quá xa nhưng sẽ là khoảng cách tâm hồn vời vợi. Những tháng ngày sinh viên giờ được đặt tên “kỉ niệm”. Bộn bề cuộc sống mai này có cuốn trôi tình bạn đẹp của chúng tôi?

Tôi đã viết nhật kí rất nhiều từ khi biết Dương, sâu thẳm trong lòng tôi biết quả bóng chuyền định mệnh đấy đã làm chúng tôi xích lại với nhau. Có lẽ tôi đã thích Dương chỉ vì bộ quần áo thể thao nhưng tôi hiểu tôi yêu Dương vì tính tình dễ thương, vì những tháng ngày bên nhau. Dương chỉ xem tôi là bạn, tôi biết điều đó. Tôi không thể làm rạng nứt tình bạn này. Tình bạn có khi còn lãng mạn hơn tình yêu, có ai đó đã từng nói thế. Đâu dễ gì để tìm được một người bạn thân, đánh mất đi điều đó có lẽ tôi sẽ ân hận cả đời. Tôi chọn sự im lặng. Một tình yêu câm nín, lặng thầm.


2 năm sau.

Tôi gặp anh trong đợt công tác ở Đà Nẵng. Tôi không yêu anh ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng ở bên anh tôi thấy được cảm giác vỗ về, an ủi, yên bình. Anh ngỏ lời cầu hôn. Tôi gật đầu ưng thuận. Ngày đưa dâu, tôi đã khóc. Ngày đeo nhẫn cưới, tôi vẫn chưa nói được lời xin lỗi với Dương.

Con gái tôi đã 4 tuổi. Đợt nghỉ hè, hai vợ chồng tôi ra Hà Nội thăm Dương. Cậu ấy vẫn chưa cưới vợ. Tôi hỏi tại sao. Cậu ấy bảo chưa đến lúc.

Đàn ông gần 30, đủ tinh tế để yêu một người, đủ trưởng thành để lập gia đình. Đàn ông tuổi này, đủ bình thản để đối đầu với khó khăn thất bại, đủ cứng cỏi để giành lấy thành công. Cậu ấy còn chần chừ điều gì?

Con gái tôi vào lớp một thì nhận được thiệp cưới của Dương. Vợ chồng tôi đặt chuyến bay ra trước ba ngày cậu ấy cưới. Cô dâu nhanh nhẹn, hoạt bát, xinh tươi lắm. Nhìn ảnh cưới vô cùng hạnh phúc, vô cùng viên mãn.

Vậy là sau bao năm chúng tôi trải qua những tháng ngày sinh viên cùng nhau giờ đây hai đứa đều đã có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc. Chắc chẳng còn gì hơn nữa đâu nhỉ?

Chiều nay mưa phùn dần nặng hạt, tôi nán lại quán coffee chờ đến giờ đón con. Mở báo mạng mục tâm sự, dòng tiêu đề đập vào mắt tôi lập tức: “Sinh viên khoa luật, ấy và Dương, hai gia đình”.
Tôi đọc vội vã từng dòng nhưng chẳng bỏ sót chữ nào. Là văn phong của cậu ấy, là cậu ấy viết về chúng tôi. Mắt tôi như hoa lên nhưng sự điềm đạm của phụ nữ 30 đủ giữ tôi kìm lòng:

“Tớ thích ấy từ lúc ấy đá vào chân tớ, tới thích lúc ấy ngún nguẩy giận tớ bỏ đi, tớ yêu ấy lúc nhìn trộm ấy đọc sách trong thư viện, tớ yêu ấy lúc ấy hì hục dắt xe khi hết xăng, tớ yêu mái tóc đậm mùi hoa sữa của ấy, tớ yêu nụ cười răng khểnh của ấy, tớ yêu mọi thứ về ấy. Thủy à, anh yêu em. Nhưng mọi thứ đã quá muộn, anh đã quá hèn nhát khi để vụt qua những tháng ngày đẹp đẽ không có em. Giờ đây, có lẽ đã quá muộn cho mọi thứ. Anh nguyện cất giữa tình yêu này mãi mãi. Em sẽ chẳng bao giờ biết được anh yêu em đến nhường nào đâu. Hẹn em kiếp sau không phải là bạn mà là tình yêu.”

Sài Gòn, cô gái đỏng đảnh, dứt cơn mưa vội, tỏa nắng hạ hong khô con đường. Giờ này bé con đã tan trường. Tối nay tôi sẽ nấu món ốc nhồi thịt hấp lá xả chồng tôi thích nhất.


Fr : lovedegiocuondi.blogspot.com

No comments:

Post a Comment