Thursday, June 12, 2014

Chữ "Nhẫn"


"Con đừng để ý tới những thằng đàn ông thiếu sự kiên nhẫn, mất sự tự tin, chỉ như những con cá trong lồng – nhìn trông hoành tráng nhưng chẳng đáng để con yêu. Đàn ông không quan trọng ở sự giàu có, hay gia cảnh, không quan trọng ở nhà nó có bao nhiêu đất đai, bố mẹ nó nhiều tiền thế nào. Mà quan trọng ở bản lĩnh và tình yêu của nó dành cho con là thế nào? Có đủ để nó vứt bỏ tất cả hoặc làm ra tất cả hay không?"

 may dong phuc


Ngay từ nhỏ, tôi đã được ba tôi nói về chữ Nhẫn  cho nghe: “Con phải có bản lĩnh để học chữ Nhẫn; và hãy thể hiện lòng tốt  của mình vào mọi lúc có thể để học chữ Tâm”. Tôi rất nhớ lời dặn  này.

Chữ Nhẫn trong văn hóa của người phương Đông luôn  được ca ngợi là một phương châm kỳ diệu trong tất cả các cách đối nhân xử thế,  là cánh cửa của mọi đức hạnh trong một con người.

Có người nói rằng: Trong chữ Nhẫn của người Trung  Quốc, có hình tượng một quả tim, một con dao, và những giọt máu. Từ những kinh  nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ  nhẫn: chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay  trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau  đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…

 may ao thun quang cao


Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là  người mạnh nhất. Còn theo thánh Gandhi: “Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết  chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!”

Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để  viết về nó, đã răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn  này. Thời hiện đại ngày nay thì sao?

Có người nhìn thấy chữ Nhẫn lại bảo: “Thiền đấy! –  Chữ Trung Quốc vốn là chữ tượng hình, nếu để ý sẽ thấy chữ nhẫn giống hình một người đang ngồi Thiền. Thiền cần Nhẫn. Học Thiền để học Nhẫn. Chữ Nhẫn là kiên  tâm nhẫn nại. Bền lòng nhịn nhục được thì cái tâm mới an định, nhất là về phương  diện tu hành đạo đức, phải thực hành chữ Nhẫn trước tiên”.




Có khi nhẫn để yêu thương;  có khi Nhẫn để tìm đường cho những lo toan, trắc trở gặp phải; có khi Nhẫn để  tránh đụng chạm, xung đột với nhau; có khi Nhẫn là để thêm sự vị tha, lòng trắc  ẩn, thêm bạn, bớt thù, để nhận ra trắng, đen…

Nhưng chung quy lại, Nhẫn có thể  đem lại nhiều điều tốt đẹp cho chính cuộc sống của mỗi người, cho cả thế giới  này. Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm  nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, hãy dùng trí  tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và không cố chấp  phiền hận.

Người “chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không  phải thì xả bỏ. Chứ nếu nhớ suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và  còn làm cho người khác khổ lây.

 ban vai cho tan binh


Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn  cần phải có sự tha thứ, phải có Từ - Bi - Hỷ - Xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung,  nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại… Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của  con người.

Nói chung là, bàn về cái này cũng rất khó để nói.  Bởi, Nhẫn, đồng nghĩa sẽ là Nhịn và Nhường. Tôi thì có thể làm được cả hai là  Nhịn và Nhường. Tuy nhiên, tôi không thích sự thiếu thẳng thắn, không chấp nhận  được sự không trung thực, và sẽ không để ai chà đạp lên mình, càng không có  chuyện sống với nhau bằng mặt mà không bằng lòng. Đối với tôi, một trái tim  trung thực là sự khởi đầu cho một nhân cách trung thực, cho một tình bạn tốt  đẹp, cho một gia đình êm ấm, cho một thế giới hòa bình.

Chắc chắn tôi không thể làm vừa lòng được tất cả  mọi người sống quanh mình. Nhưng chí ít, tôi có thể làm vừa lòng chính bản thân  với những gì tôi đã hiểu. Đó là cách tôi lựa chọn.

Học cách để đối nhân xử thế là cái phải học cả  đời. Và thật đáng tiếc cho những ai không chịu học cái môn trường đời này. Bởi  tất cả mọi sự thành công hay thất bại trong cuộc đời, một phần lớn là do việc  đối nhân xử thế. Và điều tôi thấy từ chính bản thân mình, phải học được chữ Nhẫn  và chữ Tâm thì mới học được mọi điều khác.

 may ao somi gia re


Fr : lovedegiocuondi.blogspot.com



JJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJJ



No comments:

Post a Comment